Bài 13:Cho tam giác ABC vuông tại A.Chứng minh hệ thức giữa góc và cạnh tam giác

Đề Bài :

Cho tam giác ABC vuông tại A.Chứng minh: tan \dfrac{\angle ABC}{2}=\dfrac{AC}{AB + BC}

Lời giải: 

 

                                                                              932194969_508550047_574_574

\bigstar Kẻ BM là phân giác \angle B; kẻ MH \bot BC

nên tan \dfrac{\angle ABC}{2}= tan \angle ABM=\dfrac{AM}{AB}

\bigstar Xét \triangle ABCAM là phân giác

nên \dfrac{ AM}{AB}=\dfrac{MC}{BC}(1)

 

\bigstar  CM dễ dàng \triangle MHC\sim \triangle BAC (gg)

nên \dfrac{MH}{HC}=\dfrac{AB}{AC} ; \dfrac{BC}{AC}=\dfrac{MC}{HC}

 

\Rightarrow \dfrac{MH+MC}{HC}=\dfrac{AB+BC}{AC}

 

\bigstar  Mặt khác, ta prove that được AM= MH

nên MH+ MC= AM+MC= AC

 

\bigstar  Thay vào ta được \dfrac{AC}{HC}=\dfrac{AB+BC}{AC}

 

hay \dfrac{HC}{AC}=\dfrac{AC}{AB+ BC}(2)

 

\bigstar  Lại có \triangle AHC\sim \triangle BMC

nên \dfrac{HC}{AC}=\dfrac{MC}{BC}(3)

 

 Từ (2)(3) \Rightarrow \dfrac{MC}{BC}=\dfrac{AC}{AB+BC}(4)

 

Từ (1)(4) \rightarrow \dfrac{AM}{AB}=\dfrac{AC}{AB+BC}

\Rightarrow tan \dfrac{\angle ABC}{2}=\dfrac{AC}{AB+BC}(Q.E.D)

 

 

Bài 12: Cực trị hình học

Đề Bài :

Cho tam giác ABC vuông tại A. Từ điểm O trong tam giác, vẽ OA'\perp BC, OB'\perp CA, OC'\perp AB.. Xác định vị trí của O để OA'^{2}+ OB'^{2} + OC'^{2} nhỏ nhất.

Lời Giải 

8

Kẻ AH\perp BC ,OK\perp AH. Nối OA

\bigstar  Ta có: 

Xét tứ giác AC'OB' có 

\angle A=90^{\circ}, \angle OC'A=90^{\circ},\angle AB'O=90^{\circ}

Vậy tứ giác  AC'OB' là chữ nhật \Rightarrow AO=B'C'  

\bigstar Chứng minh tương tự   A'HKO là hình chữ nhật 

\Rightarrow A'O=KH

\bigstar  Ta có: 

OB'^2+OC'^2=B'C'^2=AO^2

Do AO \geq AK \Rightarrow AO^2 \geq AK^2

\Rightarrow OB'^2+OC'^2+OA'^2\geq AK^2+OA'^2=AK^2+KH^2

Áp Dụng BĐT AM-GM ta có :

AK^2+KH^2\geq\dfrac{(AK+KH)^2}{2}

\Rightarrow AK^2+KH^2 \geq \dfrac{AH^2}{2}

\Rightarrow OA'^2+OB'^2+OC'^2 \geq \dfrac{AH^2}{2}

Ta có  :   Min OA'^2+OB'^2+OC'^2=\dfrac{AH^2}{2} khi O là trung điểm AH

Vậy khi O là trung điểm đương cao AH thì OA'^2+OB'^2+OC'^2 nhỏ nhất

 

Đề Thi KHTN

 Phần I : Đề Bài 

Câu 1 (2,0 điểm). Tìm GTLN, GTNN của:

 

A = sin^3x+cos^3x-sinxcosx+sinx+cosx

 

Câu 2 (2,0 điểm). Cho cấp số cộng (a_n)_{n \geq 1} với công sai d và cấp số nhân (b_n)_{n \geq 1} với công bội q. Tính giá trị của biểu thức:

A=a_1b_1+a_2b_2+...+a_{2013}b_{2013}

theo a_1,b_1,d,q

 

Câu 3 (1,5 điểm). Cho tứ diện ABCD có AB=CD=c;AC=BD=b;AD=BC=a. Xác định tâm và bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD.

 

Câu 4 (1,5 điểm). Giải hệ phương trình:

\left\{\begin{matrix}5x=2y^2-4y+7\\5y=2z^2-4z+7 \\ 5z=2x^2-4x+7\end{matrix}\right.
 
Câu 5 (1,5 điểm). Cho hàm số y=f(x) khả tích và thỏa mãn </strong>\int_{0}^{1}fxdx=2013<strong> và:

|</strong>fx_1-fx_2|< | x_1^3 +x_2^3 -x_1x_2^2-x_2x_1^2|, \forall x_1, x_2 \in \mathbb{R}<strong>

Xác định hàm số đã cho.

 

Câu 6 (1,5 điểm). Một cửa hàng hoa có 5 loại hoa: hoa hồng, hoa lan, hoa cúc, hoa ly, hoa huệ với số lượng lớn. Một người khách hàng đến mua 20 bông hoa. Có bao nhiêu cách chọn các loại hoa.

Bài 11: Bài tập đường tròn cắt nhau !

Đề bài 1:

Cho (O) và (O’) cắt nhau tại A và B. Vẽ dây AC của (O) đồng thời là tiếp tuyến (O’) dây AD của (O’) đồng thời là tiếp tuyến (O) Qua O vẽ đường thẳng vuông góc AC qua O’ vẽ đường thẳng vuông góc AD cắt nhau tại K
 AOKO’ là hình gì

Lời giải 

7

Ta có OA vuông góc AD ( do tính chất đường tiếp tuyến )

lại có : O’K vuông góc AB (theo cách dựng)

\Rightarrow OA//O'K\star

Chứng minh tương tự ta cũng có :

OK//O'A\star\star

Từ đó ta có tứ giác AOKO’    là hình bình hành !

(còn tiếp…. )

Một số phương pháp giải phương trình vô tỉ

 Một số phương pháp giải phương trình vô tỉ

1176279_159521100910943_293209179_n

 

1. Phương pháp đặt ẩn phụ

Ví dụ 1: Giải phương trình

15x-2x^2-5=\sqrt{2x^2-15x+11}

Phương trình trên tương đương với

(2x^2-15x+5)+\sqrt{2x^2-15x+11}=0

Ta đặt t=\sqrt{2x^2-15x+11} (ở đây vì t là giá trị căn số học nên t \geq 0).

Ta có t^2+t-6=0 \Rightarrow t_1=2; t_2=-3 (loại).

Với t=2, ta có:

\sqrt{2x^2-15x+11}=2 

2x^2-15x+7=0

x_1=7;x_2=\frac{1}{2}

Sau khi thử nghiệm ta thấy x_1=7x_2=1/2 đúng là nghiệm của phương trình đã cho.

Nếu không dùng phương pháp đặt ẩnn phụ thì các bạn sẽ phải bình phương một đa thức và phải giải một phương trình bậc 4.

Ví dụ 2: Giải phương trình

\sqrt{x-1+2\sqrt{x-2}}+\sqrt{7+x+6\sqrt{x-2}}=2

Ta có: \sqrt{(x-2)+2\sqrt{x-2}+1}+\sqrt{(x-2)+2.3\sqrt{x-2}+9}=2

Đặt t=\sqrt{x-2}(t \geq 0), ta sẽ viết được:

\sqrt{t^2+2t+1}+\sqrt{t^2+6t+9}=2\sqrt{(t+1)^2}+\sqrt{(t+3)^2}=2

Ở đây, vì t dương nên t+1t+3 cũng đều dương, và ta có:

(t+1)+(t+3)=2 \Rightarrow t=-1

Như vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

2. Phương pháp phản chứng

Các bạn đã biết phương pháp phản chứng ngay từ khi học lớp 6. Dùng phương pháp phản chứng để giải phương trình vô tỉ nhiều khi khá tốt. Chẳng hạn ta có thể giải phương trình đã cho trong ví dụ 2 ở trên bằng phương pháp phản chứng.

Đầu tiên, ta thấy, nếu phương trình có nghiệm là x_0 thì x_0 \geq 2 để cho x_0-2 \geq 0 (số dưới căn bậc hai).
Ta có:

\sqrt{x_0-1+2\sqrt{x_0-2}}+\sqrt{7+x_0+6\sqrt{x_0-2}} > \sqrt{7+x_0+6\sqrt{x_0-2}}>\sqrt{7}>2

Điều này trở nên vô lí, vì nếu x_0 là nghiệm thì vế trái của phương trình phải bằng vế phải. Do đó, phương trình đã cho vô nghiệm.

3. Phương pháp hệ

Phương pháp hệ dùng để giải phương trình vô tỉ có dạng

\sqrt{ax+b} \ \pm \ \sqrt{cx+d} =k \ \ \ \ \ \ \ (1)

Ta có thể thử được dễ dàng đẳng thức sau đây:

\left ( \sqrt{ax+b} \ \pm \ \sqrt{cx+d} \right )^2=k^2=\left ( \sqrt{\dfrac{c}{a}}.\sqrt{ax+b} \ \pm \ \sqrt{\dfrac{a}{c}}.\sqrt{cx+d} \right )^2+\left ( a-c \right )\left ( \dfrac{b}{a}-\dfrac{d}{c} \right ) \ \ \ \ \ \ \ (2)

Như vậy, việc giải (1) ta được đưa đến việc giải hệ:

\left\{\begin{matrix} \sqrt{ax+b} \ \pm \sqrt{cx+d}=k & & \\ \sqrt{\dfrac{c}{a}}.\sqrt{ax+b} \ \pm \ \sqrt{\dfrac{a}{c}}.\sqrt{cx+d}=l & & \end{matrix}\right.

Ta sẽ tìm được ax+b hoặc cx+d và do đó sẽ xác định được x. Trong thức hành, khi đã quen thì việc thành lập $(2)$ khá nhanh gọn.

Ví dụ 3: Giải phương trình \sqrt{x+3} \ + \ \sqrt{2x-1}=4

Phân tích \left ( \sqrt{2x-1} \ + \ \sqrt{x+3} \right )^2=\left (\dfrac{1}{\sqrt{2}}.\sqrt{2x-1} \ + \ \sqrt{2}.\sqrt{x+3} \right )^2-3,5=16.

Từ đó ta viết được:

\dfrac{1}{\sqrt{2}}.\sqrt{2x-1} \ + \sqrt{2}.\sqrt{x+3}=\sqrt{19,5}.

Sau khi nhân cả hai vế với \sqrt{2}, ta có:

\sqrt{2x-1} \ +\sqrt{x+3} \ + \ \sqrt{x+3}=\sqrt{39}
4+ \ \sqrt{x+3}= \sqrt{39} \Rightarrow x=(52-8\sqrt{39})

Thử lại phương trình đã cho, ta có x=(52-8\sqrt{39}) là nghiệm.

Ngoài ra, phương trình đã cho không có nghiệm nào khác vì

\dfrac{1}{\sqrt{2}}.\sqrt{2x-1}\ +\sqrt{2}.\sqrt{x+3}=-\sqrt{19,5}

là phương trình vô nghiệm (tổng của hai số dương không thể nào là số âm).

Ví dụ 4: Giải phương trình: \sqrt{4x-2} \ + \ \sqrt{4x+2}=4.

Đây là trường hợp a=c nên ta có:

\dfrac{4}{\sqrt{4x+2} \ - \ \sqrt{4x-2}}=4 \Rightarrow \sqrt{4x+2} \ - \ \sqrt{4x-2}=1

Cộng vế phương trình này với vế phương trình đã cho, ta có:

2\sqrt{4x+2}=5 \Rightarrow x= \dfrac{17}{16}.

4.GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ BẰNG CÁCH ĐÁNH GIÁ

* Cách 1. Tìm một nghiệm và chứng minh đó là nghiệm duy nhất
Thí dụ 1: Giải phương trình: \sqrt{\dfrac{6}{3-x}}+\sqrt{\dfrac{8}{2-x}}=6 (1)

Lời giải : Điều kiện x<2

Với phương trình dạng này ta thường dự đoán nghiệm là các giá trị của $x$ mà biểu thức dưới căn nhận giá trị là một số chính phương. Nhận thấy nghiệm của (1) phải lớn hơn 1.

Bằng cách thử ta thấy rằng (1) có một nghiệm là  x=\dfrac{3}{2}

Ta chứng minh đó là nghiệm duy nhất của (1). Thật vậy:

\star Với x< \dfrac{3}{2} ta có \sqrt{\dfrac{6}{3-x}}<2\sqrt{\dfrac{8}{2-x}}<4.

Do đó \sqrt{\dfrac{6}{3-x}}+\sqrt{\dfrac{8}{2-x}}<6

Suy ra (1) không có nghiệm trong \left ( -\infty ;\dfrac{3}{2} \right )

\star– Với \dfrac{3}{2}<x<2, chứng minh tương tự ta có \sqrt{\dfrac{6}{3-x}}+\sqrt{\dfrac{8}{2-x}}>6.

Suy ra (1) không có nghiệm trong \left ( \dfrac{3}{2};2 \right )

Vậy PT (1) có nghiệm duy nhất x=\dfrac{3}{2}

* Muốn giải phương trình bằng cách đánh giá thì điều quan trọng là phải đoán được nghiệm của nó. Để đoán nghiệm ta nên chỉ ra khoảng chứa nghiệm và xét trường hợp đặc biệt để tìm ra nghiệm trong đó.

* Cách 2. Đánh giá hai vế

Xét phương trình f(x)=g(x) xác định trên D

Nếu \left\{\begin{matrix} f(x)\geq m(x)\\ g(x)\leq m(x) \end{matrix}\right. \forall x\in D thì f(x)=g(x) với x\in D\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} f(x)=m(x)\\ g(x)=m(x) \end{matrix}\right.

Trong cách đánh giá này ta thường dùng các bất đẳng thức quen thuộc để đánh giá hai vế. Sau đây là một thí dụ minh họa.

Thí dụ 2: Giải phương trình: \sqrt{1+\sqrt{2x-x^2}}+\sqrt{1-\sqrt{2x-x^2}}=2(x-1)^4(2x^2-4x+1) (2)

Lời giải: Điều kiện: 0\leq x\leq 2. Đặt t=(x-1)^2, ta có 0\leq t\leq 1. PT (2) trở thành

                                                         \sqrt{1+\sqrt{1-t}}+\sqrt{1-\sqrt{1-t}}=2t^2(2t-1)

Nhận thấy: 2t-1\geq 0\Leftrightarrow t\geq \dfrac{1}{2}
Bình phương hai vế và rút gọn ta được:

1+\sqrt{t}=2t^4(2t-1)^2\Leftrightarrow \dfrac{1}{t^4}+\dfrac{1}{t^3\sqrt{t}}=2(2t-1)^2
t\leq 1 nên \dfrac{1}{t^4}+\dfrac{1}{t^3\sqrt{t}}\geq 2.

Từ đó suy ra t=1\Leftrightarrow x=2 (thỏa mãn ĐK).

Vậy nghiệm của phương trình (2)x=2

Thí dụ 3: Giải phương trình: \sqrt{3x^2-1}+\sqrt{x^2-x}-x\sqrt{x^2+1}=\dfrac{1}{2\sqrt{2}}(7x^2-x+4) (3)
Lời giải:

Điều kiện là x\geq 1 hoặc x\leq -\dfrac{1}{\sqrt{3}}

Gọi vế trái và vế phải của (3) thứ tự là A và B

Áp dụng BĐT Bunyakovsky cho hai bộ số (1,1,-x)(\sqrt{3x^2-1},\sqrt{x^2-x},\sqrt{x^2+1}) ta có:

A\leq \sqrt{(x^2+2)(5x^2-x)}

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x=-1.

Do x\geq 1 hoặc x\leq -\dfrac{1}{\sqrt{3}} nên 5x^2-x>0.

Áp dụng BĐT Cauchy ta có:

B=\dfrac{1}{2\sqrt{2}}[5x^2-x+2(x^2+2)]\geq \dfrac{1}{2\sqrt{2}}.2\sqrt{(5x^2-x)2(x^2+2)}=\sqrt{(5x^2-x)(x^2+2)}

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x=-1x=\dfrac{4}{3}
Vậy nghiệm của PT (3)x=-1

(Còn nữa……….)

Bài 10 : Tỉ số lượng giác và tam giác đồng dạng

Đề bài :

a) Cho tam giác nhọn ABC

Chứng minh : \dfrac{a}{sinA}=\dfrac{b}{sinB}=\dfrac{c}{sinC}

b) Cho tam giác ABC nhọn, 2 đường cao BD,CE.

Chứng minh tam giác ADE đông dạng với tam giác ABC

Lời Giải: 

                                                    5

a) Kẻ BH vuông góc AC (H thuộc BC). Ta có : 

BH=sinA.c=sinC.a 

\Rightarrow \dfrac{a}{sinA}=\dfrac{c}{sinC}\star

Chứng minh tương tự ta cũng có : 

\dfrac{b}{sinB}=\dfrac{c}{sinC}\star\star (Bằng cách kẻ vuông góc)

Từ (\star),(\star\star)\Rightarrow \dfrac{a}{sinA}=\dfrac{b}{sinB}=\dfrac{c}{sinC}

b) Dễ Chứng minh 2 tam giác đó đồng dạng (c.g.c) do góc A chung và \dfrac{AD}{AB}=\dfrac{AE}{AC}=cosA